Social Tuyến Mai

Nhà ở xã hội là gì? Đối tượng, Điều kiện và Thủ tục mua nhà xã hội

Nhà ở xã hội là loại hình khá phổ biến hiện nay. Đây là dạng nhà ở giá rẻ được nhà nước hỗ trợ với mức giá ưu đãi nhất. Chính vì lẽ đó, không phải ai cũng có cơ hội được sở hữu loại nhà ở này. Vậy nhà ở xã hội là gì? Thuê mua nhà ở xã hội là gì? Ưu điểm và nhược điểm của nó như thế nào? Đối tượng nào được mua nhà ở xã hội? Thủ tục mua nhà xã hội như nào? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc.

Nhà ở xã hội hay là nhà giá rẻ cho người thu nhập thấp
Nhà ở xã hội hay là nhà giá rẻ cho người thu nhập thấp
Cho thuê chung cư Mini Cầu Giấy - Hà Nội: Đầy đủ nội thất - Giá tốt nhất
Cho thuê chung cư Mini Cầu Giấy – Hà Nội: Đầy đủ nội thất – Giá tốt nhất

Nhà ở xã hội là gì?

Thời gian gần đây, chúng ta không còn quá xa lạ với thuật ngữ Nhà ở xã hội (Viết tắt là NOXH). Có thể hiểu, nhà ở xã hội là loại nhà dành cho những người trong nhóm đối tượng được Nhà nước hỗ trợ về mặt nhà ở. Đây hầu hết là những dự án nhà xã hội với mức giá ưu đãi hơn rất nhiều so với những loại nhà ở khác trên thị trường. Nhà ở xã hội tiếng anh là: Housing Cooperative hay Social Housing hoặc Public Housing.

Nhà ở xã hội là gì? điều kiện nào cho nhà ở xã hội
Nhà ở xã hội là gì? điều kiện nào cho nhà ở xã hội

Chính vì vậy, đối tượng mua nhà ở xã hội cũng phải là những người thỏa mãn được những điều kiện mà Luật Nhà ở 2014 quy định. Về cơ bản, bạn sẽ phải thỏa mãn các điều kiện như:

Là 1 trong 9 đối tượng sau: người có công với cách mạng, hộ nghèo hoặc cận nghèo tại nông thôn, hộ gia đình ở vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, người có thu nhập thấp ở thành phố, người làm việc tại khu công nghiệp, người làm việc tại đơn vị công an nhân dân và quân đội nhân dân, cán bộ công chức viên chức, người trả lại nhà công vụ và chưa có chỗ ở, gia đình thuộc diện bị thu hồi, giải tỏa.

Đối tượng nào được mua nhà xã hội?
Nhà ở xã hội là gì? Đối tượng nào được mua nhà xã hội?

Ngoài ra, bạn cần phải có đăng ký hộ khẩu tại tỉnh, thành phố nơi có chính sách, dự án về nhà ở xã hội.

Có 3 loại NOXH cơ bản trên thị trường hiện nay:

  • Các dự án nhà ở xã hội là chung cư do nhà nước xây dựng
  • Dự án nhà ở do công ty tư nhân đầu tư xây dựng và bán lại cho quỹ nhà ở xã hội với những chương trình ưu đãi hấp dẫn: giảm thuế, giảm giá,…
  • Dự án nhà thương mại bán lại 5% số căn hộ cho quỹ nhà ở xã hội.

=> Xem thêm: +5 dự án nhà ở xã hội đang mở bán HOT nhất tại Hà Nội

Ưu điểm nhà ở xã hội

Ưu điểm đầu tiên của loại nhà ở xã hội này chính là nhà được đặt tại các khu đô thị, thành phố và thường là nhà chung cư với mức giá rẻ hơn rất nhiều lần so với những căn hộ khác. Chính vì vậy, bạn sẽ có một môi trường sống văn minh, lịch sự mà không tốn một khoản tiền khổng lồ.

Ngoài ra, nhà xã hội cũng là nơi giúp cho những đối tượng có thu nhập thấp không có điều kiện mua nhà được có chỗ ở với mức giá hợp lý nhất. Người mua có thể được hỗ trợ cho vay tiền mua nhà với thời hạn trả từ 1 đến 5 năm với mức lãi suất ưu đãi.

Ưu điểm của nhà ở xã hội
Ưu điểm của nhà ở xã hội được thiết kế tối ưu, có không gian xanh và tiện ích

Loại hình nhà ở này được thiết kế theo phong cách mới mẻ và khá hiện đại. Mỗi căn hộ vẫn được đầu tư thiết kế với đầy đủ tiện nghi như những căn hộ khác. Bạn cũng có thể thỏa sức thiết kế căn hộ theo ý thích riêng của mình, miễn sao phù hợp với số tiền có thể chi trả.

Diện tích của căn hộ thường khá đa dạng, tùy thuộc vào số người ở bạn có thể lựa chọn căn hộ phù hợp nhất. Mức giá căn hộ sẽ tùy thuộc vào diện tích cũng như những tiện ích, ưu điểm mà căn hộ này mang lại.

Nhược điểm nhà ở xã hội

Nhà ở xã hội sở hữu rất nhiều ưu điểm khác nhau, tuy nhiên nó vẫn còn một số hạn chế mà người mua nhà xã hội cần phải quan tâm.

  • Thứ nhất, nhà ở xã hội không giống như nhà ở thương mại, vì vậy, bạn sẽ không có một môi trường sống xa hoa và tiện nghi hoàn hảo như việc mua nhà thương mại được.
  • Thứ hai, vì là nhà ở xã hội được Nhà nước hỗ trợ xây dựng, nên những ngôi nhà này thường không có chất lượng công trình tốt. Sau một thời gian sử dụng, nhà có thể bị sập xệ, và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
  • Thứ ba, mặc dù nhà ở xã hội có hai loại, 1 là có sổ hồng, 2 là loại sở hữu trong 50 năm. Nhưng trên thực tế, người mua nhà ở xã hội chủ yếu được mua loại nhà ở xã hội sở hữu trong 50 năm. Loại nhà ở xã hội rất ít khi được cấp sổ hồng.
  • Thứ tư, thủ tục mua nhà xã hội rất lâu và rất tốn thời gian. Bạn phải đảm bảo được hết những điều kiện nhất định kể trên thì mới có cơ hội mua nhà ở xã hội.
  • Thứ năm, việc mua bán hoặc nhượng quyền sử dụng nhà ở thường xảy ra khá nhiều vấn đề trục trặc. Quy trình kéo dài khiến bạn tốn nhiều thời gian và chi phí.
  • Thứ sáu, khi mua nhà xã hội, người mua không được phép bán nhà trong thời gian 5 năm. Mức phạt nặng nhất đối với cá nhân cố tình bán nhà trước thời hạn này chính là chủ đầu tư sẽ thu hồi lại nhà. Điều này khiến bạn tổn thất một phần không nhỏ.
Nhà ở xã hội sau 5 năm mới được chuyển nhượng
Nhà ở xã hội sau 5 năm mới được chuyển nhượng
  • Thứ bảy, nhà ở xã hội thường khá đa dạng về diện tích, nhưng lại khá nhỏ. Diện tích nhà ở chỉ khoảng từ 30m2 đến 70m2. Ngôi nhà chỉ phù hợp với những gia đình có từ 3 – 4 người. Không phù hợp với gia đình có nhiều thế hệ ở chung.

Pháp lý cần biết về nhà ở xã hội

Nhà ở xã hội có tính pháp lý cụ thể và rõ ràng được quy định trong Luật nhà ở 2014 Việt Nam. Sau khi mua nhà ở 5 năm, người mua có quyền mua bán hoặc chuyển nhượng nhà ở cho người khác. Tuy nhiên, có một số loại nhà ở thuộc diện nhà cho thuê thì không mua bán được. Nếu vẫn muốn chuyển nhượng, bạn phải làm giấy ủy quyền sử dụng tài sản cho người đó.

Pháp lý nhà ở xã hội
Nhà ở xã hội có tính pháp lý cụ thể, rõ ràng

Nha o xa hoi la nhằm giúp đỡ người có thu nhập thấp trong xã hội, chính vì vậy, việc mua bán cũng cần phải có những chính sách ràng buộc và xét duyệt nhất định để đảm bảo quyền lợi cũng như tránh được sự lợi dụng, đầu cơ tham nhũng.

Nhà ở xã hội có 2 dạng, 1 dạng lâu năm và một loại sở hữu trong 50 năm. Đối với nhà ở sở hữu 50 năm, giống như việc bạn thuê đất 50 năm để ở, sau thời gian đó, bạn phải bàn giao lại cho chủ dự án. Đồng nghĩa với việc tại nhà ở xã hội đó, bạn chỉ có quyền sử dụng và không có quyền sử dụng sở hữu.

Loại nhà ở xã hội thứ hai đó là nhà ở lâu dài, loại này được cấp Sổ hồng – Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất lâu năm. Đối với loại nhà ở xã hội này, bạn có thể mua bán, chuyển nhượng theo pháp luật quy định.

Những đối tượng nào được mua nhà xã hội?

Hiện nay theo quy định của Luật Nhà ở 2014 thì có 10 nhóm đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội. Trong đó ưu tiên những đối tượng mua nhà ở xã hội như sau:

đối tượng nào được mua nhà xã hội
Đối tượng mua NOXH: là người thu nhập thấp, hộ nghèo, hộ cận nghèo
  • Người có công với cách mạng;
  • Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn;
  • Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;
  • Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị.
  • Ngoài những đối tượng nêu trên thì các đối tượng sau cũng được ưu tiên mua nhà ở xã hội đó là:
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc CAND và QĐND;
  • Cán bộ, công chức, viên chức;
  • Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở…

Điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội

Để được hỗ trợ mua nhà ở xã hội thì những đối tượng nêu trên phải đáp ứng những điều kiện như: Điều kiện về nhà ở, cư trú, thu nhập, bao gồm:

Điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội
Điều kiện để được hưởng chính sách hỗ trợ về cho vay mua nhà ở xã hội
  1. Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội;
  2. Chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực.
  3. Phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có nhà ở xã hội;
  4. Trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố đó.
  5. Đối với cán bộ, công chức thì phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân;
  6. Trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc diện nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Có thể bạn quan tâm:

Thời gian chuyển nhượng nhà xã hội

Căn cứ theo Điều 62 Luật Nhà ở năm 2014 thì việc cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở xã hội phải đúng quy định của Luật này; trong cùng một thời gian, mỗi đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Nhà ở năm 2014 và Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở này chỉ được thuê hoặc thuê mua hoặc mua một nhà ở xã hội; đối với học sinh tại các trường dân tộc nội trú công lập thì không phải trả tiền thuê nhà ở và các dịch vụ trong quá trình sử dụng.

  1. Thời hạn của hợp đồng thuê nhà ở xã hội tối thiểu là 5 năm;
  2. Thời hạn thanh toán tiền thuê mua nhà ở xã hội tối thiểu là 5 năm, kể từ ngày ký hợp đồng thuê mua nhà ở.

Bên thuê, thuê mua nhà ở xã hội không được bán, cho thuê lại, cho mượn nhà ở trong thời gian thuê, thuê mua; nếu bên thuê, thuê mua không còn nhu cầu thuê, thuê mua nhà ở thì chấm dứt hợp đồng và phải trả lại nhà ở này.

Bên thuê mua, bên mua nhà ở xã hội không được bán lại nhà ở trong thời hạn tối thiểu là 5 năm, kể từ thời điểm thanh toán hết tiền thuê mua, tiền mua nhà ở; trường hợp trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bên mua, bên thuê mua đã thanh toán hết tiền mua, thuê mua nhà ở mà có nhu cầu bán nhà ở này thì chỉ được bán lại cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội đó hoặc bán cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội nếu đơn vị này không mua với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Hồ sơ đăng ký mua nhà xã hội
Hồ sơ đăng ký mua nhà xã hội

Hồ sơ mua nhà ở xã hội cần chuẩn bị

    1. Đối với hồ sơ chung:
      • Đơn đăng ký mua nhà ở xã hội ( theo mẫu).
      • Chứng minh thư nhân dân ( 3 bản chứng thực).
      • Đăng ký hộ khẩu hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân ( 3 bản chứng thực).
      • Ảnh các thành viên trong gia đình( ảnh 3×4, mỗi thành viên 3 ảnh).
      • Ngoài ra nếu bạn có các loại giấy tờ ưu tiên khác thì có thể nộp kèm trong hồ sơ.
    2. Đối với hồ sơ minh chứng về đối tượng và thực trạng nhà ở
      • Bạn cần phải có giấy xác nhận đối tượng và thực trạng nhà ở. Việc xin xác nhận đối tượng và thực trạng nhà ở cần được thực hiện như sau:
      • Đối tượng thuộc người có công với cách mạng phải có giấy tờ minh chứng về đối tượng theo quy định của pháp luật, xác nhận về thực trạng nhà ở hiện nay và chưa nhận được sự hỗ trợ nhà ở của nhà nước do UBND cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú cấp.
      • Các đối tượng thuộc diện 4,5,6,7 của điều 49 luật nhà ở cần phải có giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi làm việc về đối tượng cũng như thực trạng nhà ở hiện tại.
      • Đối tượng thuộc diện 8 điều 49 luật nhà ở phải có giấy xác nhận đã trả lại nhà ở công vụ do cơ quan quản lý công vụ cấp.
      • Đối tượng thuộc diện 9 Điều 49 của Luật Nhà ở thì phải có xác nhận của cơ sở đào tạo nơi đối tượng đang học tập;
      • Đối tượng thuộc diện 10 Điều 49 của Luật Nhà ở thì phải có bản sao có chứng thực chứng minh người đó có tên trong danh sách thu hồi đất ở, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của cơ quan có thẩm quyền, kèm theo giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người có nhà, đất bị thu hồi về việc chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở tái định cư.
    3. Đối với hồ sơ minh chứng về điều kiện cư trú
      • Những đối tượng đăng ký mua, thuê mua nhà ở xã hội có đăng ký hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội cần phải có bản sao có chứng thực hộ khẩu thường trú hoặc giấy đăng ký hộ khẩu tập thể tại địa phương đó.
      • Những đối tượng đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội không có hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội cần phải có bản sao chứng thực về giấy đăng ký tạm trú, hợp đồng lao động có thời hạn một năm trở lên tính đến thời điểm nộp đơn hoặc hợp đồng không xác định thời hạn và giấy xác nhận về việc có đóng bảo hiểm xã hội của cơ quan bảo hiểm tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Riêng trường hợp các đối tượng làm việc cho chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tỉnh, thành phố nơi có nhà ở xã hội mà đóng bảo hiểm tại địa phương nơi đặt trụ sở chính thì bắt buộc cần phải có giấy xác nhận của cơ quan, đơn vị đặt trụ sở chính về việc đóng bảo hiểm.
  1. Đối với hồ sơ chứng minh về thu nhập
    • Trước hết các với các đối tượng thuộc khoản 4 của điều 49 luật nhà ở cần kê khai về mức thu nhập của bản thân và chịu trách nhiệm về thông tin tự kê khai. Các đối tượng quy định tại khoản 5,6,7 của điều 49 của Luật nhà ở cần phải xác nhận của cơ quan, đơn vị đang làm việc về mức thu nhập thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập.
Trình tự, thủ tục mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội
Trình tự, thủ tục mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội

Có nên mua nhà ở xã hội hay không?

Nếu bạn là người có thu nhập thấp hoặc trung bình thấp, nhà ở xã hội là một sự lựa chọn hợp lý để giúp bạn có được một không gian sống ổn định với mức giá thấp hơn rất nhiều so với các loại nhà ở thương mại. Bất kể dự án nào cũng có mặt tốt và mặt hạn chế, bạn cần xem xét kỹ trước khi đưa ra quyết định mua nhà.

Có nên mua nhà ở xã hội
Theo bạn, Có nên mua nhà ở xã hội hay không?

Bạn có thể tham khảo một số nhà ở xã hội giá rẻ đang mở bán tại Hà Nội trong năm 2020

Nhà ở xã hội giá rẻ đang mở bán năm 2020

Danh sách dự án nhà ở xã hội sắp và đang mở bán tiếp nhận hồ sơ năm 2020 tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh đang xây dựng với mức giá rẻ, tầm trung đến cao cấp đủ tiện ích, nằm ở vị trí vàng.

  1. Nhà ở xã hội FLC Đại Mỗ – Tòa HH1, HH4 – Nam Từ Liêm – Hà Nội (Đang mở bán)
  2. Nhà ở xã hội IEC Tứ Hiệp – Thanh Trì – Hà Nội (Dự án đang nhận hồ sơ)
  3. Nhà ở xã hội NHS Phương Canh (Dự án đang tiếp nhận hồ sơ)
  4. Nhà ở xã hội Ecohome 3 – Đông Ngạc (Đã hoàn thành)
  5. Nhà ở xã hội Him Lam Thượng Thanh (dự án nhà ở xã hội sắp triển khai)
  6. Nhà ở xã hội Rice City Thượng Thanh (dự án nhà ở xã hội HOT sắp triển khai)
  7. Nhà ở Xã Hội Phúc Đồng Hope Residences – Long Biên – Hà Nội (Đang triển khai
  8. Nhà ở xã hội Lucky House Kiến Hưng – Hà Đông – Hà Nội
  9. Nnhà ở xã hội Eurowindow River Park – Long Biên – Hà Nội
  10. Nhà ở xã hội Hà Quang – Nha Trang
  11. Nhà ở xã hội Becamex Định Hòa – P. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
  12. Nhà ở xã hội Western Capital – quận 6, TP.HCM
Nhà ở xã hội giá rẻ đang mở bán năm 2020
Danh sách Nhà ở xã hội giá rẻ đang mở bán năm 2020 tại Hà Nội và Hồ Chí Minh

Trên đây là danh sách 12 dự án nhà xã hội đang mở bán HOT nhất tại Hà Nội & Hồ Chí Minh 2020, các căn hộ đang xây tiện nghi, đáng cân nhắc nhất năm nay. Tham khảo thêm nhiều thông tin dự án bất động sản khác trên trang Tuyenmai.com.

Kết luận

Trên đây là tổng thể những thông tin liên quan đến “Nhà ở xã hội là gì? Thế nào là nhà ở xã hội?” và những ưu điểm, hạn chế mà loại hình này mang lại, Đối tượng được và điều kiện mua nhà ở xã hội năm 2020. Đây không phải là dự án hoàn hảo về mặt tiện ích nhưng lại là dự án giúp cho nhiều người có cơ hội được ở trong môi trường an toàn, ổn định lâu dài. Khi mua nhà cần chú ý chọn người tư vấn phù hợp để không bị lừa tiền mất tật mang.

Chia sẻ bài viết:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on email
Email

Mục lục bài viết

Kiến thức mua nhà

Đăng ký NHẬN THÔNG TIN & TÀI LIỆU mới nhất các dự án Bất động sản qua email

Scroll to Top ghế massage giá rẻ dưới 15 triệu